Hotline:

0868.568.247 - 0912.27.27.25

Thang phân loại Bloom là gì? Ứng dụng ra sao trong thiết kế đào tạo?

Trần Lệ Thúy
Trang chủ » Chuyên chia sẻ kiến thức & kinh nghiệm về eLearning » Thiết kế đào tạo (Instructional Design) » Thang phân loại Bloom là gì? Ứng dụng ra sao trong thiết kế đào tạo?

Thang đo Bloom là một trong những phương pháp vô cùng quan trọng và cần thiết để phòng L&D cũng như chuyên viên thiết kế bài giảng có thể dễ dàng áp dụng vào trong thiết kế đào tạo cho nhân viên. Khi nắm rõ về phương pháp này sẽ giúp người học phân loại được mục tiêu học tập từ đó giúp việc học trở nên hiệu quả hơn. Vậy nên bài viết dưới đây Nettop xin chia sẻ đến với các bạn thang phân loại Bloom, tham khảo ngay bài viết và áp dụng vào trong quá trình thiết kế học tập bạn nhé!

Thang phân loại Bloom là gì?

Thang phân loại của Bloom là sự sắp xếp theo thứ bậc của các kỹ năng nhận thức. Trong thiết kế đào tạo, thang phân loại Bloom có thể giúp người thiết kế đào tạo:

  • xác định mục tiêu đầu ra của khóa học giúp học viên có kiến thức và kỹ năng ở mức độ nào
  • phân loại kết quả và kỹ năng của một học viên sau khi hoàn thành xong 1 khóa học/ chương trình đào tạo.
  • xây dựng chương trình học
  • đánh giá độ khó và phức tạp của bài kiếm tra

Benjamin Bloom đã phát triển lý thuyết này vào năm 1956. Lý thuyết này đã được cập nhật gần đầy và bao gồm 6 cấp độ: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá. Giống như các nguyên tắc phân loại khác, thang Bloom’s có tính phân cấp, nghĩa là việc học ở cấp độ cao hơn phụ thuộc vào việc đạt được kiến ​​thức và kỹ năng tiên quyết ở cấp độ thấp hơn. Bạn sẽ thấy thang phân loại của Bloom thường được hiển thị dưới dạng đồ họa kim tự tháp để giúp thể hiện hệ thống phân cấp này.

Thang phân loại Bloom là gì? Tầm quan trọng của thang phân loại Bloom

Các cấp độ trong thang phân loại Bloom.

Theo nguyên tắc phân loại của Bloom, trong bất kỳ môi trường học tập nào, chúng ta phải bắt đầu từ cấp thấp nhất và tiến dần lên. Các kỹ năng ở cấp thấp yêu cầu quá trình nhận thức ít hơn nhưng cung cấp cơ sở quan trọng cho việc phát triển để tiến đến các cấp cao hơn. Trong khi đó, các cấp độ Bloom cao hơn yêu cầu học tập sâu hơn và mức độ xử lý nhận thức cao hơn, điều này có thể chỉ đạt được khi học viên đã làm chủ được các kỹ năng ở cấp thấp hơn. 

Sau đây là 6 mức độ trong thang phân loại Bloom, điều đặc biệt là ứng với mỗi cấp độ sẽ có nhóm “động từ” tương ứng giúp xác định hành động nào phù hợp với từng cấp độ nhận thức trong Thang phân loại của Bloom.

Cấp độ Bloom

Mô tả

Từ khóa và ví dụ

Ứng dụng

Cấp độ 1: Ghi nhớYêu cầu người học kể lại điều gì đó mà bạn đã dạy họ, trích dẫn thông tin từ trí nhớ dựa trên các bài giảng trước, tài liệu đọc và ghi chú.  Giúp xây dựng một nền tảng vững chắc và đóng vai trò như một bước đệm để học tập phức tạp hơn.Từ khóa: Xác định, mô tả, xác định, dán nhãn, liệt kê, phác thảo và mô phỏng.

Ví dụ : Đến cuối bài học này, người học sẽ có thể thuộc các thuật toán Computer Vision mà công ty cung cấp.
Sử dụng các câu hỏi và câu trả lời đơn giản, hoặc các câu hỏi trắc nghiệm. Điều này cho thấy rằng học sinh có thể ghi nhớ các sự kiện và nhớ lại chúng.
Cấp độ 2: HiểuMức độ này đánh giá mức độ hiểu của họ từ giai đoạn “ghi nhớ” của thang phân loại Bloom nên yêu cầu người học thảo luận một vấn đề hoặc ý tưởng bằng ngôn từ của riêng họ. Người học đạt đến trình độ này có thể giải thích các tài liệu và thể hiện sự hiểu biết về tài liệu.Từ khóa: Hùng biện, giải thích, khái quát hóa, diễn giải, tóm tắt và dịch.

Ví dụ: Đến cuối bài học này, người học sẽ có thể mô tả các thuật toán Computer Vision mà công ty cung cấp.
Ở cấp độ này nên  sử dụng các đề bài như diễn giải một câu chuyện hoặc định nghĩa, giải thích một khái niệm bằng từ ngữ của riêng người học, kể một câu chuyện liên quan đến nó. Điều này làm cho người học hiểu rõ vấn đề chứ không chỉ dừng lại ở mức độ ghi nhớ nữa.
Cấp độ 3 : Áp dụngCấp độ này khuyến khích người học mở rộng việc học bằng cách tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong thế giới thực.Từ khóa :Áp dụng, chứng minh, dự đoán, hiển thị, giải quyết hoặc sử dụng.

Ví dụ: Kết thúc bài học này, người học sẽ có thể sử dụng các thuật toán Computer Vision mà công ty cung cấp vào thực tế: Nhận biết biển số xe qua camera.
Sử dụng những câu hỏi áp dụng, chứng minh từ các kiến thức đã nhớ và hiểu để có thể áp dụng nó vào một tình huống bên ngoài lớp học.
Cấp độ 4: Phân tíchNgười học cần phải lấy những gì đã học và áp dụng nó vào một tình huống. Cấp độ này cho phép học viên sử dụng các kỹ năng tư duy phản biện của mình để hiểu cách thức hoặc lý do tại sao các khái niệm khác nhau lại kết hợp với nhau.Từ khóa: Phân tích, chia nhỏ, so sánh, đối chiếu, phân biệt và suy luận.

Ví dụ: Đến cuối bài học này nhân viên có thể phân biệt được các thuật toán khác nhau như thế nào.
Sử dụng suy luận logic để tìm ra cách thức hoạt động hoặc tìm ra những sai lầm trong lập luận của một cuộc tranh luận. Khi đạt được cấp độ này, học viên có thể chứng minh rằng họ hiểu đầy đủ tài liệu nói chung và các bộ phận cấu thành của nó. Họ có thể vẽ sơ đồ hoặc giải cấu trúc các quá trình suy nghĩ.
Cấp độ 5: Đánh giáĐây là nơi người học đưa ra đánh giá về giá trị của những kiến thức họ vừa học, áp dụng, phân tích, từ đó có thể chỉ ra sự khác biệt giữa thực tế và ý kiến hoặc suy luận.Từ khóa: Thẩm định, kết luận, phê bình, đánh giá, hỗ trợ và tóm tắt.

Ví dụ: Đến cuối buổi học, nhân viên có thể xem xét thuật toán nào là tốt hơn, tiện lợi và phù hợp và nhanh hơn.
Có thể áp dụng bằng cách tìm ra giải pháp hiệu quả cho một vấn đề hoặc biện minh cho một quyết định cụ thể và có thể hỗ trợ cho sự biện minh đó bằng kiến ​​thức. Các công cụ như khảo sát và blog cũng có thể trợ giúp ở cấp độ này.
Cấp độ 6 : Sáng tạoNgười học thể hiện kiến thức đầy đủ bằng cách áp dụng những gì họ đã học, phân tích và đánh giá, đồng thời xây dựng một thứ gì đó, hữu hình hoặc khái niệmCấp độ này khuyến khích người học thể hiện kiến thức của mình bằng cách xây dựng mới.Từ khóa: Phân loại, kết hợp, biên dịch, nghĩ ra, thiết kế, tạo, sửa đổi và viết.

Ví dụ: Đến cuối buổi học, người học có thể sáng tạo ra những thuật toán khác hiệu quả và năng suất hơn.
Viết sổ tay hướng dẫn hoặc báo cáo về một chủ đề cụ thể, thiết kế một bộ phận máy móc hoặc sửa đổi quy trình để cải thiện kết quả.Hoặc có thể tạo các dự án kết hợp  từ các bài luận chi tiết với các phần của việc học lại với nhau để tạo thành một khái niệm hoặc ý tưởng hoàn chỉnh, hoặc kết nối với những người khác để thảo luận về giá trị của một nghiên cứu.

Nhận xét: Nhà thiết kế khóa học có thể sử dụng thang phân loại Bloom để đặt mục tiêu cho khóa học, từ đó tập trung xây dựng nội dung kiến thức, bài tập & hoạt động học tập hướng đến đúng mục tiêu/cấp độ đề ra, đảm bảo chắc chắn rằng ở mỗi giai đoạn nội dung & hoạt động học tập phù hợp với nhận thức của học viên tại giai đoạn đó và khi kết thúc khóa học thì học viên có đạt được kết quả và kỹ năng như mục tiêu đã đề ra.

Người học có thể chuyển từ cấp độ thấp hơn sang cấp độ học tập cao hơn của Bloom thông qua các tài liệu khóa học, chủ đề, bài giảng, bài tập và các hoạt động trong Lớp học. Theo thang phân loại Bloom, các bài tập và hoạt động học tập được xây dựng để đảm bảo rằng chúng phù hợp với từng cấp độ liên tiếp, nhờ vậy người học được rèn luyện, trau dồi kiến thức và kỹ năng từ cấp độ thấp lên dần các cấp độ cao hơn và được đào tạo đến đúng cấp độ mục tiêu của khóa học.

Ví dụ, phòng L&D muốn đào tạo nhân viên một loạt kiến thức đến cấp độ 3 (áp dụng), các nhà thiết kế đào tạo sẽ dựa vào mục tiêu đó để thiết kế lên các khung chương trình phù hợp để người học có thể thực hiện được, vừa ghi nhớ (cấp độ 1) vừa hiểu (cấp độ 2) và ứng dụng được (cấp độ 3). Nhiều trường hợp người thiết kế không xác định rõ ràng (VD: mục tiêu là cấp độ 3 nhưng người học chỉ học cấp độ 1,2 hoặc học lên cấp độ 5,6) sẽ khiến hiệu quả học tập bị giảm xuống và chính phòng L&D cũng cảm thấy bài học là dư thừa chứ không đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra.

Tầm quan trọng & Thực tế ứng dụng của Bloom’s Taxonomy

Thang phân loại Bloom là một công cụ mạnh mẽ giúp phát triển kết quả học tập vì nó giải thích quá trình học tập:

  • Trước khi bạn có thể hiểu một khái niệm, bạn phải nhớ nó.
  • Để áp dụng một khái niệm trước tiên bạn phải hiểu nó.
  • Để đánh giá một quá trình, bạn phải phân tích nó.
  • Để đưa ra kết luận chính xác, bạn phải hoàn thành việc đánh giá kỹ lưỡng.

Tuy nhiên, đối với từng khái niệm được trình bày trong khóa học, người làm thiết kế đào tạo không phải lúc nào cũng bắt đầu với các kỹ năng bậc thấp hơn và dẫn dắt học viên của mình trải qua lần lượt 6 cấp độ của thang phân loại Bloom. Cách tiếp cận đó sẽ trở nên tẻ nhạt–đối với cả bạn và học sinh của bạn! Thay vào đó, hãy bắt đầu bằng cách xem xét trình độ ban đầu của người học trong khóa học của bạn:

  • Có rất nhiều học viên của bạn chưa có kiến thức về phần đó? Đây có phải là khóa học “Giới thiệu về…” không? Nếu vậy, nhiều kết quả học tập của bạn có thể nhắm tới các kỹ năng bậc thấp hơn của Bloom, bởi vì học viên của bạn đang xây dựng kiến ​​thức nền tảng. Tuy nhiên, ngay cả trong tình huống này, chúng ta sẽ cố gắng chuyển một số kết quả của bạn sang cấp độ áp dụng và phân tích, nhưng việc đi quá xa trong phân loại có thể tạo ra sự thất vọng và các mục tiêu không thể đạt được.
  • Có phải hầu hết học viên của bạn có kiến thức tầm trung hoặc nâng cao? Học viên của bạn có nền tảng vững chắc về phần lớn thuật ngữ và quy trình mà bạn sẽ thực hiện trong khóa học của mình. Nếu vậy thì bạn sẽ không có nhiều hoạt động ở mức độ ghi nhớ và hiểu biết. Những học viên này sẽ có thể nắm vững các mục tiêu học tập ở bậc cao hơn. Quá nhiều hoạt động học tập ở cấp độ thấp hơn có thể gây ra sự nhàm chán hoặc thờ ơ. Bạn có thể cần giới thiệu 1 số ít khái niệm hoàn toàn mới nào cụ thể cho khóa học của bạn.

Tóm lại, thang phân loại Bloom rất cần thiết vì nó giúp các nhà thiết kế đào tạo xác định các mục tiêu/ kết quả học tập, từ đó phát triển các kế hoạch để đáp ứng các mục tiêu đó. Để hoàn thành mức độ cao hơn, người học cần phải hiểu rõ và đạt được mức độ bên dưới. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi để đi đến mức độ cần đạt được, người học không nhất thiết phải học theo trình tự từ thấp đến cao mà có thể linh hoạt cách học khiến cho việc học tập trở nên hiệu quả và hứng thú hơn.

Trên đây Nettop đã phân tích toàn bộ nội dung về thang phân loại Bloom, nó hỗ trợ thiết kế từ khóa học như thế nào, cách thức hoạt động của thang phân loại đối với các vấn đề về chất lượng và cấp độ từ khóa học để từ đó áp dụng vào quá trình thiết kế đào tạo kế hoạch kế hoạch.

Các bạn thắc mắc nội dung nào trong bài viết không? Hãy comment để Nettop giải đáp nhé!

Để đón đọc những chia sẽ hữu ích từ các chuyên gia thiết kế đào tạo, mời các bạn tham gia Cộng đồng Articulate Storyline & Design eLearning pro

Hoặc có thể tham khảo thêm nhiều nguồn tài liệu về elearning tại https://www. nettop.vn/elearning-blog/
________________________________________

Nettop – Giải pháp Elearning toàn diện cho doanh nghiệp
Email : nettopco@gmail.com
Hotline : 0912 27 27 25

5/5 - (1 bình chọn)
Please follow and like us:

1 bình luận về “Thang phân loại Bloom là gì? Ứng dụng ra sao trong thiết kế đào tạo?”

Viết một bình luận