[vc_row][vc_column][vc_column_text]
Việc lựa chọn bối cảnh đóng vai trò vô cùng quan trọng tới sự thành công của một khóa học e-learning. Bối cảnh cần phải phản ảnh được chủ đề của toàn bộ khóa học, đồng thời không gây nhiễu tới các nội dung khác của khóa học đó.
Màu sắc
Nhiều người chọn màu trắng hoặc một màu sậm duy nhất làm bối cảnh cho khóa học. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên bỏ qua các màu trung tính để tạo nên sự mới mẻ, trang nhã cho bối cảnh. Những màu trung tính thường thu hút sự chú ý của người xem vào nội dung hơn là thiết kế của khóa học.
Đôi khi, bạn cũng nên mạo hiểm chọn những màu sắc tươi sáng làm bối cảnh cho khóa học e-learning của mình. Những màu sắc này mang tới cảm giác tươi khỏe, rạng rỡ, tràn đầy năng lượng. Khi sử dụng các tông màu sáng, bạn cần phải đảm bảo nội dung văn bản text, font chữ, cỡ chữ và màu sắc chữ vẫn nổi bật trên phông nền ấy. Một lưu ý nữa, bạn nên sử dụng các thiết kế đơn giản khi sử dụng background sáng màu.
Về cách chọn màu, bạn nên tham khảo thêm bài viết của Nicole- The Color Effect: How Your Palette Affects Learners.
Bối cảnh mờ ảo
Sử dụng loại bối cảnh mờ ảo sẽ làm cho khóa học của bạn có thêm chiều sâu, sinh động hơn. Bạn có thể tải những mẫu bối cảnh này tại đây:
Bối cảnh có họa tiết
Họa tiết có thể tăng thêm chiều sâu cho khóa học của bạn. Tuy nhiên những họa tiết này cũng có thể gây nhiễu tới nội dung chính của khóa học. Bạn nên sử dụng những họa tiết nhỏ, thanh lịch với màu sắc trung tính, hài hòa.
Sử dụng các họa tiết lớn, nổi bật đôi khi tạo nên hiệu ứng khá mạnh mẽ, thu hút sự chú ý của học viên. Tuy nhiên, việc sử dụng những “ họa tiết nguy hiểm” này cần được kết hợp hài hòa với nội dung, màu sắc và nhiều yếu tố khác của khóa học.
Bạn có thể tải về mẫu họa tiết Soft Pixel Background tại đây.
Sử dụng ảnh nền
Sử dụng ảnh nền làm bối cảnh cho khóa học sẽ giúp học viên định hướng được nội dung chính của khóa học thông qua nội dung bức ảnh. Sự dụng ảnh nền hiệu quả sẽ phát huy được trí tưởng tượng cũng như thu hút được sự chú ý của người xem.
Bạn nên sử dụng những bức ảnh có độ phân giải cao ( kích thước không nên quá lớn). Lựa chọn những bức ảnh có không gian cho phép bạn chèn thêm các đoạn văn bản, các nút lệnh,…để xây dựng các khóa học tương tác. Bạn cũng cần chú ý tới layout của bức ảnh, tránh trường hợp phải kéo giãn ảnh quá mức, mất đi định dạng ban đầu của ảnh.
Bạn có thể tham khảo thêm cách sử dụng ảnh nền trong Storyline qua bài viết dưới đây.
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]