Để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, phòng L&D hầu hết sẽ không áp dụng đơn thuần chỉ một hình thức học tập và đào tạo mà thường phải kết hợp các phương thức để phù hợp với từng mục tiêu, đối tượng và giai đoạn. Điều đó đã tạo nên Blended Learning – Mô hình học tập kết hợp giúp doanh nghiệp, tổ chức tối ưu được hoạt động đào tạo của mình. Và hôm nay, bạn đọc hãy cùng Nettop tìm hiểu về Blended Learning qua bài viết này nhé!
1. KHÁI NIỆM BLENDED LEARNING
Blended Learning có nghĩa là học tập kết hợp, mô hình này ra đời bởi chuyển đổi số diễn ra, buộc hình thức đào tạo và học tập cũng cần phải chuyển đổi để giải quyết được các bài toán về tối ưu chất lượng, hiệu quả. Đúng như tên gọi Blended Learning là sự kết hợp của việc thiết kế học tập/đào tạo trực tuyến và trực tiếp có dụng ý để truyền tải kiến thức, kĩ năng đến người học nhằm tối ưu được hiệu quả đào tạo, quản lý.
2. CÁC MÔ HÌNH BLENDED LEARNING
Là mô hình học tập kết hợp vậy Blended Learning có những mô hình như thế nào, cùng tìm hiểu các cách thức kết hợp qua 6 mô hình sau nhé:
2.1 Mô hình Face-to-Face Drive:
Sử dụng mô hình giảng dạy truyền thống là chính, tuy nhiên có ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung cấp tài liệu học tập và thực hiện các bài tập luyện tập, đánh giá.
2.2 Mô hình Rotation:
Người học sẽ học kết hợp giữa 2 mô hình học tập truyền thống và trực tuyến theo một lịch trình đã được xuất bản trước đó.
2.3 Mô hình Flex:
Trong mô hình này thì sẽ có người định hướng và hướng dẫn học viên chủ động học tập trực tuyến, giờ học trực tiếp sẽ dành để thảo luận và giải đáp thắc mắc cho cho học viên.
2.4 Mô hình Online Lab:
Xuyên suốt khóa học, người học tham gia học trực tuyến tại các phòng máy, bên cạnh đó còn chịu sự quản lý và giám sát của các quản trị viên khóa học.
2.5 Mô hình Self-blended:
Ngoài việc được đào tạo tại các lớp học truyền thống học viên có thể đăng ký thêm những khóa bổ trợ phù hợp khác.
2.6 Mô hình học Online driver:
học viên có thể học trực tuyến từ xa và nhận hỗ trợ học tập thông qua các nền tảng trực tuyến.
Xem thêm: Bật mí 5 bước thiết kế Blended Learning tinh gọn, hiệu quả
3. LỢI ÍCH CỦA BLENDED LEARNING ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO NHÂN SỰ
3.1 Tối thiểu chi phí và thời gian đào tạo.
Đây là một trong những ưu điểm mà Blended Learning kế thừa từ e-Learning. Phương pháp này cho phép doanh nghiệp tiết kiệm về cả thời gian và chi phí đào tạo như chi phí đi lại, cơ sở vật chất, lương giảng viên…Mỗi bài giảng, tài liệu đều được lên kịch bản, chuyển đổi thành các bài giảng và thực hành dễ hiểu và đăng tải lên hệ thống học tập trực tuyến. Người học được giáo viên hướng dẫn chi tiết và cần chủ động học tập theo tiến độ mong muốn.
Ngoài ra, bài giảng được đăng tải lên hệ thống cho phép doanh nghiệp tái sử dụng nhiều lần cho nhiều đối tượng ở các thời điểm khác nhau. Chính vì thế việc trì hoãn tiến độ đào tạo sẽ khó có thể xảy ra và gây ảnh hưởng đến kết quả công việc.
Đọc thêm: Áp dụng eLearning trong Blended learning hiệu quả
3.2 Cá nhân hóa trải nghiệm học tập
Blended Learning cập nhật thường xuyên và liên tục hệ thống kiến thức thông tin và còn giúp học viên chủ động đưa ra lộ trình học tập rõ ràng, nguồn tài liệu cần thiết trong quá trình học tập và tiếp thu kiến thức. Điều này sẽ khiến cho việc đào tạo của doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp, hiệu quả hơn đồng thời nâng cao trải nghiệm học tập của nhân sự.
3.3 Tính tương tác được nâng cao
Tính tương tác là một ưu điểm khác từ đào tạo truyền thống mà Blended Learning kế thừa hoàn hảo. Hình thức này đem đến sự tương tác cao giữa học viên, giảng viên và doanh nghiệp, giữa việc học trên lớp và học online ngoài giờ.
Ngoài ra, các bài kiểm tra định kỳ, doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý tiến độ, mức độ tiếp thu kiến thức trên hệ thống quản lý chất lượng và biết nguyên nhân vì sao họ gặp khó khăn để đưa ra giải pháp đúng đắn.
3.4 Cải thiện tỷ lệ hoàn thành khóa học
Tỷ lệ hoàn thành khóa học là 1 yếu tố quan trọng trong đánh giá hiệu quả của hoạt động L&D (đào tạo & phát triển) nguồn nhân lực. Áp dụng mô hình Blended Learning sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện, nâng cao tỷ lệ hoàn thành khóa học điều mà phong ban L&D hướng tới, nhờ vào khả năng tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa người học, giảng viên và người quản lý. Cách thức này sẽ tạo thói quen học tập một cách chủ động và nang cao tinh thần trách nhiệm của học viên.
Như vậy lợi ích của Blended Learning đem lại là rất lớn cho cả người học và cho các công ty khi áp dụng phương pháp Blended Learning vào công tác đào tạo và học tập . Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì nó còn có một số nhược điểm đó là về mảng kỹ thuật. Bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn phương pháp đào tạo này để tránh gặp những vấn đề không hay trong quá trình học tập của nhân viên.
Tìm hiểu thêm: Những khó khăn và giải pháp khi áp dụng Mô hình Blended Learning
4. KẾT LUẬN
Blended Learning là một phương pháp tiếp cận đào tạo, học tập mạnh mẽ để phát triển doanh nghiệp, mang lại nhiều lợi ích rõ ràng. Cho dù bạn muốn đào tạo theo phương pháp nào thì Blended Learning đều có thể giúp bạn đạt được và nâng cao những kỹ năng từ đó làm điểm tựa để mang lại những thành công cho doanh nghiệp. Và LMS (hệ thống quan lý học tập) sẽ giúp doanh nghiệp triển khai rất hiệu quả các mô hình Blended Learning, giúp phòng LD triển khai các khóa học e-learning, kết hợp tạo các khóa học, hội thảo online hay tạo lịch cho các vuổi đào tạo trực tiếp và quản trị toàn bộ việc học tập của nhân sự.
và TalentLMS là LMS được sử dụng phổ biến bởi các doanh nghiệp, công ty trên toàn thể giới. Hiện Nettop cung cấp dịch vụ cho thuê LMS và chuyên thiết kế các khóa học E-learning, nếu bạn đang cần tư vẫn hỗ trợ, hãy liên hệ Nettop qua email nettopco@gmail.com hoặc hotline 0966-360-360.
Xem thêm: Hybrid learning là gì? Phân biệt Blended learning và Hybrid learning
Chuyển đổi số trong L&D sử dụng công cụ nào? Ứng dụng ra sao